Tin tức
SARS-CoV2 ảnh hưởng đến người mắc bệnh tiểu đường như thế nào?
Nếu bạn bị tiểu đường bất kể type 1 hay 2, nguy cơ nhiễm coronavirus của bạn tương tự những người khác chứ không tăng cao hơn. Phần lớn những người nhiễm coronavirus sẽ có các triệu chứng nhẹ và không cần phải vào bệnh viện.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm người mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ và các hình thức tiểu đường khác dễ bị phát triển bệnh Covid nặng hơn khi bị nhiễm coronavirus. Trẻ em hiếm khi bị bệnh nặng.
Các yếu tố nguy cơ khiến những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị nặng khi bị Covid-19 bao gồm lớn tuổi, kiểm soát đường kém với HbA1c cao, hoặc có tiền sử biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các yếu tố khác thừa cân/béo phì và chủng tộc cũng có thể liên quan đến nguy cơ của bạn.
Một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, tuy nhiên, có những yếu tố khác bạn có thể thay đổi để giảm nguy cơ.
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc Covid-19 nặng?
- Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19
- Rửa tay thường xuyên, thời gian ít nhất trong 20 giây
- Giữ cho không gian trong nhà thông thoáng
- Đeo khẩu trang, nhất là trong không gian kín.
- Xét nghiệm Covid-19 nhanh kiểm tra thường xuyên, nhất là khi có nguy cơ tiếp xúc hoặc nghi ngờ
Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19
Phương thức hiệu quả nhất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do coronavirus là tránh nhiễm virus ngay từ đầu. Tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khẩu trang
Đeo khẩu trang giúp giữ cho bạn và những người khác an toàn và là một cách đơn giản để giảm nguy cơ cho những người dễ bị tổn thương. Vì vậy, người bị tiểu đường được khuyến khích mang khẩu trang kể cả khi có chính sách không bắt buộc đeo.
Kiểm soát đường máu
Nghiên cứu cho thấy người có mức HbA1c cao bị tăng nguy cơ mắc bệnh nặng khi nhiễm SARS-CoV2. Vì vậy, người bị tiểu đường cần kiểm soát đường máu nằm trong mục tiêu điều trị.
Làm gì khi bạn bị Covid-19?
Nếu bạn bị nhiễm Covid-19, bạn cần thực hiện triệt để các nguyên tắc mà một bệnh nhân tiểu đường nên làm khi bị đau ốm - các quy tắc ngày ốm. Thực hiện tốt điều đó sẽ giúp bạn giữ mức đường máu ổn định trong mục tiêu điều trị nhiều hơn, nhờ vậy giúp cơ thể bạn có thể chống lại virus.
Một số thuốc được đề nghị sử dụng điều trị Covid-19, chẳng hạn dexamethasone, có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị tiểu đường trước khi sử dụng những thuốc này.
Covid-19 ảnh hưởng đến trẻ em mắc bệnh tiểu đường ra sao?
Trẻ em có thể nhiễm SARS-Cov2 nhưng thường có các triệu chứng rất nhẹ. Tuy nhiên, tương tự những người mắc bệnh tiểu đường khác, nhiễm Covid-19 có thể làm cho việc kiểm soát đường máu khó khăn hơn và tăng nguy cơ nhiễm toan keton máu. Vì vậy, nên khuyến khích con bạn tuân thủ việc cách ly giao tiếp xã hội và vệ sinh tay đúng cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Covid-19 ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường ra sao?
Phụ nữ mang thai và mắc bệnh tiểu đường không bị tăng nguy cơ nhiễm virus. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm virus, bạn có thể bị tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nặng và kiểm soát bệnh tiểu đường khó khăn hơn. Vì vậy, nên tiêm ngừa vắc-xin và tuân theo các khuyến nghị cách ly giao tiếp xã hội và vệ sinh tay.
Tỷ lệ tử vong do coronavirus ở những người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu đã cho thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong cao nhất khi bị nhiễm Covid-19 bao gồm những người trên 50 tuổi, có HbA1c cao (> 75mmol / mol > 9%) và đã có các biến chứng do tiểu đường.
SARV-CoV 2 có thể gây ra bệnh tiểu đường?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy coronavirus có thể gây ra bệnh tiểu đường hoặc làm cho tình trạng đường xấu.
Trẻ em đi học
Tất cả mọi người, kể cả trẻ em mắc bệnh tiểu đường, đều có thể nhiễm coronavirus. Các quy tắc về cách ly giao tiếp xã hội và rửa tay cũng áp dụng cho trẻ em mắc bệnh tiểu đường.
Các trường học nên thực hiện cách ly giao tiếp xã hội cho con bạn. Điều này là để ngăn chặn virus lây lan giữa trẻ em và nhà của bạn. Chúng tôi biết điều này nói dễ hơn làm, và có thể phụ thuộc vào độ tuổi của con bạn và quy mô của trường.
Bạn có thể lo lắng về việc liệu có an toàn cho con bạn đi học nếu chúng bị tiểu đường hay không. Nói chuyện với nhà trường và nhóm bệnh tiểu đường của con bạn về mối quan tâm của bạn. Và đọc hướng dẫn của chúng tôi cho phụ huynh về những gì bạn nên mong đợi từ trường học của con bạn - bao gồm đánh giá rủi ro và có các chính sách phù hợp tại chỗ.
Mặc dù nguy cơ trẻ em mắc bệnh tiểu đường bị bệnh nghiêm trọng với coronavirus là rất thấp, chúng tôi đã liên lạc với Bộ Giáo dục để nêu lên mối quan tâm của bạn và yêu cầu khi hướng dẫn cụ thể của trường được công bố - nó cũng bao gồm hướng dẫn về việc hỗ trợ trẻ em có tình trạng sức khỏe.
Đi khám bệnh
Bạn vẫn nên duy trì tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ của bạn. Nên duy trì các biện pháp giữ an toàn cho bản thân và nhân viên y tế. Bệnh nhân, người đi cùng và nhân viên y tế được yêu cầu sử dụng khẩu trang tại các cơ sở y tế.
Khám trực tuyến qua điện thoại hoặc cuộc gọi video với bác sĩ điều trị tiểu đường của bạn cũng là một chọn lựa tốt cho bạn tại thời điểm này. Bạn có thể chưa quan với việc tư vấn qua điện thoại hoặc video lúc đầu, vì vậy, bạn có thể chuẩn bị trước cho một cuộc hẹn trực tuyến.
Bạn có thể trì hoãn các đợt khám kiểm tra sức khoẻ và đánh giá bệnh tiểu đường định kỳ hàng năm cho đến khi khi mọi thứ trở lại bình thường. Trong thời gian này, bạn hãy tập thói quen tự kiểm tra bàn chân hàng ngày, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cố gắng duy trì hoạt động thể lực.
Khám kiểm tra bệnh võng mạc mắt do tiểu đường cần thực hiện trong một số trường hợp, nhất là những người có nguy cơ bị biến chứng mắt cao như phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh nhân tiểu đường kiểm soát kém.
Và hãy nhớ tiêm phòng cúm mùa càng sớm càng tốt vì cúm mùa làm tăng nguy cơ nhập viện đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Nếu bạn phát hiện ra một bất thường đó mới như vết cắt hoặc mụn nước trên bàn chân, hãy gọi cho bác sĩ gia đình của bạn.
Ứng dụng công nghệ tiểu đường
Việc ứng dụng công nghệ bao gồm sử dụng máy đo đường kết nối không dây, hệ thống theo dõi đường liên tục, máy bơm insulin và các thiết bị theo dõi các chỉ số sinh hiệu từ xa như huyết áp, nhịp tim, điện tim và oxy máu. Việc ứng dụng những thiết bị này giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng của bệnh nhân từ xa một cách liên tục theo thời gian thực, qua đó, hổ trọ việc điều trị chính xác, hiệu quả và an toàn.
Chuẩn bị thuốc men
- Nên lên kế hoạch trước nếu có thể. Cố gắng đặt hàng đơn thuốc tiếp theo của bạn ít nhất 14 ngày trước khi đến hạn.
- Đặt chi tiết liên lạc của bạn trên đơn thuốc để các hiệu thuốc có thể cho bạn biết khi nào thuốc của bạn đã sẵn sàng, vì vậy bạn sẽ không cần phải ở trong hiệu thuốc lâu.
- Nếu bạn đang tự cách ly, hãy nhờ người thân trong gia đình, bạn bè hoặc hàng xóm có thể nhận thuốc.
- Không cần phải trữ quá nhiều thuốc.
SAO TRUNG BÌNH