Tin tức
Những câu hỏi về covid-19 phổ biến nhất của bệnh nhân tiểu đường
COVID-19 làm đảo lộn cuộc sống của mọi người, và nhất với những người mắc bệnh tiểu đường khi họ được xếp vào "nhóm có nguy cơ cao" và được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung. Điều này làm gia sự lo lắng trong cộng đồng bệnh nhân bị tiểu đường, đặc biệt khi có rất nhiều thông tin (đôi khi mâu thuẫn) về bệnh tiểu đường và COVID-19 lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường đang bối rối không biết nên tin vào điều gì.
Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc COVID-19 hơn không?
Câu trả lời ngắn gọn là Không, những người mắc bệnh tiểu đường không bị tổn thương miễn dịch và không có bằng chứng nào cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường bị tăng nguy cơ nhiễm COVID-19.
Nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt?
Không, vì những lý do được nêu trong câu hỏi trước.
Tuy nhiên, lượng đường trong máu thường xuyên cao > 200 mg/dl sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống lại virus nếu bị nhiễm bệnh. Tăng đường huyết còn làm ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh Covid-19.
Những biến chứng nào làm tăng nguy cơ bị Covid-19 nặng?
Bệnh nhân có biến chứng tim mạch hoặc bệnh thận có nguy cơ bị bệnh nặng hơn nếu họ bị nhiễm COVID-19.
Các yếu tố khác như tuổi tác và hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh nặng nếu bị nhiễm bệnh.
Những người mắc bệnh tiểu đường có triệu chứng nào khác so với những người khác không?
Các triệu chứng của COVID-19 không khác nhau đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm sốt, ho và khó thở.
Khi bị sốt, lượng đường trong máu của bệnh nhân bắt đầu tăng cao hơn bình thường.
Có loại thuốc trị tiểu đường nào có thể khuếch đại phản ứng miễn dịch với COVID-19 không?
Tại thời điểm này, không ghi nhận bất kỳ loại thuốc trị tiểu đường nào khuếch đại phản ứng miễn dịch với COVID-19. Không nên ngừng dùng thuốc trừ khi được bác sĩ điều trị hướng dẫn làm như vậy.
Có nên dự trữ thuốc tiểu đường?
Không cần. Các cơ sở cung cấp thuốc tiểu đường đã đảm bảo rằng sẽ không có tác động đến sản xuất và phân phối của họ. Tuy nhiên, việc đi khám bác sĩ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nên làm gì nếu nhiễm COVID-19?
Bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau hay thuốc giảm ho để điều trị các triệu chứng. Ngoài ra, tất cả những người mắc bệnh tiểu đường type 1 nên có sẵn que thử ketone vì những người phụ thuộc vào insulin, nguy cơ DKA tăng lên khi bị bệnh.
Khi bị nôn ói hoặc tiêu chảy, bệnh nhân có thể ăn ít hoặc không ăn, vì vậy, cần lưu ý điều chỉnh liều insulin phù hợp. Có thể dùng các thực phẩm chứa carbohydrate dạng lỏng và bổ sung các chất điện giải để giảm nguy cơ nhiễm toan keton.
Những người bị tiểu đường type 2 có thể cần phải giảm liều thuốc tiểu đường nếu họ bắt đầu bị hạ đường huyết quá nhiều, đặc biệt những bệnh nhân đang sử dụng thuốc Sulfonylureas và insulin. Lưu ý uống đủ nước khi sử dụng các thuốc ức chế SGLT-2. Thuốc GLP-1 RA và metformin ảnh hưởng tình trạng biếng ăn hoặc buồn nôn.
Sau khi bị nhiễm virus và hồi phục, liệu có thể có được miễn dịch?
Kháng thể bảo vệ được ghi nhận trên người sau khi nhiễm bệnh và hồi phục. Kháng thể này có hiệu quả bảo vệ cho bệnh nhân nhiều tháng sau đó. Thời hạn bảo vệ chính xác hiện chưa được xác định. Các bệnh nhân được khuyến khích nên tiêm vaccine ngừa Covid-19 để duy trì hiệu quả bảo vệ lâu dài.
Nếu bạn làm việc trong một công việc thiết yếu và không thể thực hiện cách ly giao tiếp xã hội, làm thế nào bạn có thể tự bảo vệ mình - bạn có quyền nghỉ phép không?
Mặc dù những người mắc bệnh tiểu đường không có nguy cơ bị nhiễm COVID-19 cao hơn, một số người lo lắng nguy cơ bị nhiễm bệnh tại nơi làm việc. Những người mắc bệnh tiểu đường có thể ưu tiên được:
- Làm việc từ xa
- Làm một số công việc cho phép giữ khoảng cách vật lý
- Sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như găng tay/khẩu trang
Vắc-xin ngừa Covid-19 và bệnh nhân tiểu đường
- Vắc-xin có tác dụng bảo vệ chống lại các tình trạng bệnh nặng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19.
- Những người mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng các loại vắc-xin được phê duyệt không ghi nhận bị tác dụng phụ riêng biệt nào.
- Tất cả các loại vắc-xin có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu trong 24 đến 48 giờ sau khi tiêm. Nên kiểm tra đường máu thường xuyên và uống đủ nước.
Kiểm soát đường máu ổn định trong mục tiêu
- Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn. Duy trì thói quen vận động thể lực và ăn uống chế độ lành mạnh giúp duy trì đường máu ổn định.
- Liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn qua điện thoại / telehealth để được tư vấn quản lý bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi chỉ số đường huyết của bạn nằm ngoài mục tiêu điều trị.
- Làm quen với việc kiểm tra ketone máu hoặc nước tiểu.
- Đảm bảo đủ số lượng vật tư tiêu hao để kiểm tra theo dõi đường máu, ketone và điều trị hạ đường huyết nếu có (glucagon).
- Dựa vào sự hổ trợ của cộng đồng, đặc biệt cộng đồng trực tuyến về bệnh tiểu đường.
Thừa cân/béo phì và hút thuốc cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến COVID-19 nặng hơn.
- Hãy ngưng hút thuốc.
- Uống đủ nước.
- Duy trì việc tập thể dục, trong nhà hoặc ngoài trời nơi bạn có thể dễ dàng duy trì khoảng cách với người khác.
- Đảm bảo ngủ đủ - trung bình người lớn cần hơn 7 giờ mỗi đêm, trẻ em cần nhiều hơn (ít nhất là 9).
- Duy trì liên lạc với người khác, đặc biệt là những người có thể cần giúp đỡ.
- Tránh sử dụng chất gây nghiện và các thói quen có hại khác.
- Kiểm tra sức khỏe tâm thần. Tim kiếm hổ trợ trực tuyến nếu bạn đang có vấn đề với sức khỏe tâm thần.
Tạo môi trường làm việc và học tập an toàn nhất có thể
- Làm việc tại nhà nếu được. Xem xét các sửa đổi trong quy trình làm việc để giữ khoảng cách 2 mét / 6 feet với người khác. Điều chỉnh lịch trình của bạn để tránh thời điểm giao thông cao điểm.
- Đảm bảo các biện pháp phòng ngừa phù hợp cho những người dễ bị tổn thương. Ưu tiên các lựa chọn công việc linh hoạt cho các cá nhân có nguy cơ cao.
Phát hiện sớm COVID-19, hãy điều trị sớm.
- Không bao giờ ngừng dùng insulin hoặc các loại thuốc khác, ngay cả khi bạn bị bệnh. Thảo luận với bác sĩ điều trị về insulin, metformin hoặc các thay đổi liều lượng thuốc nếu cần.
- Nếu bạn có các triệu chứng giống như cúm (tăng nhiệt độ, ho, khó thở), nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
- Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo của tình trạng nhiễm toan keton và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi có các triệu chứng bao gồm hơi thở có mùi trái cây, nôn mửa, giảm cân, mất nước, nhầm lẫn và thở gấp.
Các biện pháp phòng ngừa cơ bản.
- Đeo khẩu trang nơi công cộng.
- Rửa tay thường xuyên.
- Thường xuyên khử trùng các bề mặt tiếp xúc trong nhà như mặt bàn, tay ghế, tay nắm cửa
- Che chắn bằng khuỷu tay hoặc dùng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Tránh chạm vào mặt.
- Không dùng chung thức ăn, ly, khăn tắm, dụng cụ, v.v.
- Cố gắng tránh tiếp xúc với bất cứ ai có triệu chứng của bệnh hô hấp như ho, sốt, sổ mũi.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một thành phần thiết yếu
Chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng để giữ cho lượng đường trong máu ổn định và tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Ưu tiên cho các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp (ví dụ: rau, ngũ cốc nguyên hạt)
- Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chiên
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, carbohydrate đơn và chất béo bão hoà
- Chọn thức ăn đạm ít mỡ (ví dụ: cá, thịt, trứng, sữa, đậu).
- Ăn rau xanh, lá
- Ăn nhiều trái cây 2-3 khẩu phần mỗi ngày.
SAO TRUNG BÌNH